CON EM CHÚNG TA ĐANG NHÌN NGỮ VĂN Ở GÓC ĐỘ NÀO?

NGỮ VĂN THỜI CỦA TÔI

Thời của tôi, vào thập niên 80, trong danh sách môn học “Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa lý, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ, Giáo dục công dân, Kỹ Thuật, Thể dục,…” khi nhắc tới môn Ngữ văn (Tiếng Việt) hầu hết các bạn lớp tôi ai cũng yêu thích, thể hiện rõ nhất là trang lứa chúng tôi thuộc khá nhiều bài thơ, ca dao, tục ngữ.., thậm chí những tác phẩm văn xuôi, truyện, hồi ký dài cả mấy trang chúng tôi đọc thuộc nguyên cả một đoạn dẫn dài bê không sót dấu phẩy nào.

Ấy thế mà, hễ đứa nào học giỏi Văn chẳng được ai mấy để ý. Nào là giỏi văn thì làm được gì đâu. Suốt ngày văn với chả thơ. Giỏi Toán để còn đi làm bác sỹ, kỹ sư.

Những năm thời đó, BGD còn phân ra các ban chuyên. Chuyên khối A gồm những môn tự nhiên Toán – Lý – Hóa. Chuyên khối B gồm môn Toán – Hóa – Sinh. Chuyên khối C với các môn Văn – Sử – Địa. Và cuối cùng là khối D Toán – Văn – Ngoại ngữ.

Bạn nào may mắn học rơi vào những ban tự nhiên thì đúng là oách xà lách. Nam sinh thì được nữ sinh ngưỡng mộ vì học ban này chỉ có thông minh cho đến giỏi. Nữ sinh thì được nam sinh và gia đình ưu ái vô cùng vì vừa xinh vừa học giỏi. Khối D thì oách không kém, vì những bạn đó chắc chắn có năng khiếu ngoại ngữ. Cuối cùng, còn sót lại là khối C. Những ai liệt vào khối này học giỏi chẳng ai để ý, chỉ nhận được câu cửa miệng “Tụi học dốt mới học khối C”, “đúng là sến như tụi Văn, Sử, Địa”.

Nói tới đây thì các bạn đã hiểu, một khi chúng ta tìm cách phân biệt thì có hàng ngàn lý do. Nhưng khi chúng ta hiểu & yêu môn học nào đó thì chỉ có một lý do duy nhất VÌ TÔI THÍCH.

HỌC VĂN LÀ HỌC LÀM NGƯỜI

Tôi còn nhớ như in câu nói của cô giáo “ học văn là học làm người”. Sau bao năm, đầu gần hai thứ tóc tôi mới thấm thía hết ý nghĩa câu nói này. Chúng ta học Ngữ Văn không phải chỉ để học cho có lệ, cho đủ điểm, vì đó là môn bắt buộc. Chúng ta nên học nó thật tốt, thật kỹ lưỡng vì để làm người. Nếu tôi là giáo viên dạy Ngữ Văn, bài dạy đầu tiên của tôi là một buổi chia sẻ không qua giáo án chuẩn bị sẵn, không có trong nội dung yêu cầu dạy. Tôi sẽ giải thích ý nghĩa xung quanh câu nói “ học văn là học làm người” mà cô giáo tôi từng nói.

Thành công của một đứa trẻ có lẽ là hiểu hết, hiểu đúng và đủ về ngôn ngữ nơi mà bạn ấy sinh ra & lớn lên. Cảm nhận bằng cả con tim và khối óc giúp đứa trẻ đó biết cách diễn đạt vấn đề mình cần nói, nói thế nào cho đúng, nói thế nào cho phải.

Tôi có thời gian tiếp xúc rất nhiều đứa trẻ hiện nay, nói ngoại ngữ giỏi hơn Tiếng Việt. Có bạn lớp 8 ở trường quốc tế mà đọc Tiếng Việt còn sai chính tả, trong khi ba mẹ đều là người Việt Nam. Khi hỏi phụ huynh vì sao phải cho bé học kèm thêm ngôn ngữ (Ngữ Văn) ở trung tâm thì chị buồn buồn trả lời

“Chị rất buồn nhưng không ngạc nhiên, vì ngay từ đầu chị đã chọn sai. Chị muốn con phải học tốt ngoại ngữ, vì thời anh/chị không có điều kiện học, chị muốn bù đắp. Chị thấy nhà nhà, người người ai cũng khoe con học giỏi ngoại ngữ, chị cho cháu học trường quốc tế ngay lúc mẫu giáo, cứ tưởng thế là hay là tốt, ai ngờ… Em thấy rồi đó. Khi chị giải thích cho con về những câu nói hay, ý đẹp của ca dao tục ngữ Việt Nam con bé cứ lắc đầu no no. Giải thích đi giải thích lại một hồi cháu nó không có vốn từ Tiếng Việt để diễn đạt nên xổ nguyên một bài tiếng Anh. Lúc này chị điên thật sự. Chị từng khóc vì điều này luôn đó em.”

 

Còn chúng ta, con em chúng ta đang nhìn Ngữ Văn ở góc nhìn nào.

Nếu bạn đang gặp khó khăn cho môn học này, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi không hứa sẽ giúp bạn trở thành nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Điều chúng tôi cam kết làm được là giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa sâu xa về môn học này, giúp bạn biết cách nói và trình bày theo cách của riêng của bạn với một ngôn từ đi ra từ chính trái tim.

Tìm hiểu ngay chương trình đào tạo tiếng Việt dành riêng cho học sinh tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *