Tham vấn tâm lý học đường sẽ giúp các em học sinh có nơi để bày tỏ những suy tư, vướng mắt và những nỗi lòng không thể nói trực tiếp với gia đình hay thầy cô. Tham vấn tâm lý còn giúp cho các em định hình nhân cách, đảm bảo các em có quá trình phát triển và hình thành nhân cách đúng đắn.
A title
Image Box text
Vì sao vấn đề tâm lý học đường ngày càng phức tạp?
Hiện nay, thực trạng tâm lý học đường đang rất căng thẳng.
Tâm lý của các em học sinh vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Đặc biệt là những em đang bước vào giai đoạn dậy thì. Thêm vào đó, áp lực hcọ tập để lấy thành tích, áp lực từ gia đình mong muốn con mình hơn người, và một số áp lực từ xã hội khác gần như đã đánh sập tâm lý yếu ớt của các em.
Stress, trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, ăn uống thất thường,… là một vài trong số rất nhiều những vấn đề đang xảy ra hằng ngày hằng giờ ở các em học sinh.
Vì thế nên tham vấn tâm lý học đường là một giải pháp cần thiết và mang tính cấp bách. Các em có nơi để giải tỏa căng thẳng, giải quyết các khúc mắt và tâm sự những câu chuyện không biết phải bày tỏ cùng ai.
Vai trò của tham vấn tâm lý học đường.
A title
Image Box text
Tham vấn tâm lý học đường có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của học sinh, nhất là khi ở độ tuổi dậy thì.
Ngày nay, đã có nhiều trường học đã thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường để giúp các em học sinh, sinh viên giải bày tâm sự của bản thân. Ngay cả những phụ huynh cũng tìm đến bệnh viện, hay trung tâm tư vấn tâm lý với mong muốn thấu hiểu con mình nhiều hơn.
Tham vấn tâm lý có thể giúp trẻ thoải mái hơn, không bị nhân chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, và giúp gắn kết học sinh với gia đình hơn. Ngoài ra, việc tư vấn tâm lý còn giúp:
- Giải quyết những vướng mắt về những vấn đề tuổi dậy thì.
- Giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những vấn đề như giới tính hay sức khỏe sinh sản.
- Giúp phụ huynh và học sinh thấu hiểu nhau hơn.
- Giúp cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn trong quá trình nuôi dạy con.
- Giải quyết những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai thế hệ.
- Giúp giáo viên hiểu hơn về tâm lý của từng học sinh để có cách dạy dỗ phù hợp.
- Ngăn ngừa những căn bệnh như stress, suy nhược thần kinh do áp lực học tập của học sinh.
- Phát hiện và giải quyết những trường hợp bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường sai trái.
- Ngăn chặn bạo lực học đường, bạo lực tinh thần.
- Nhanh chóng phát hiện và bảo vệ các em nếu bị xâm hại.
- Đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất cho các em.
- Đảm bảo quá trình hình thành nhân cách diễn ra bình thường.