các KỸ NĂNG sống cần có cho DOANH NGHIỆP
Ngoài những kỹ năng chuyên môn mà mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều sở hữu, chúng ta đương nhiên không thể nào quên được một trong những kỹ năng quan trọng đối với mỗi cá nhân khi đi làm. Đó chính là những kỹ năng sống trong môi trường doanh nghiệp.
Kỹ năng sống trong doanh nghiệp là một điều cần thiết
Khác với kỹ năng sống cá nhân chỉ tập trung cho mỗi người, kỹ năng sống dành cho doanh nghiệp tập trung đến nhiều khía cạnh khác nhau trong môi trường doanh nghiệp. Ngoài những kỹ năng tương tự dành cho từng cá nhân, kỹ năng sống dành cho doanh nghiệp đương nhiên sẽ có những khác biệt đáng kể.
Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết trong công việc mà Nam Việt đã tổng hợp được, mời mọi người cùng theo dõi.
I. Kỹ năng giao tiếp.
Ngoài những kỹ năng chuyên môn mà bản thân đã có, kỹ năng giao tiếp là một trong những khả năng quan trọng nhất trong công việc. Giao tiếp là một phương tiện cầu nối với tất cả mọi người, dù là bằng ngôn ngữ hay phi ngôn. Nó giúp bạn có thể thuyết phục mọi người chấp nhận ý kiến của bạn và bạn có thể bày tỏ đươc nhu cầu của bản thân.
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong thế kỷ XXI. Đó là những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc kết quan kinh nghiệm thực tế hằng ngày, giúp mọi người giao tiếp hiệu quả và thuyết phục hơn. Kỹ năng giao tiếp là một mắt xích quan trọng trong các kỹ năng sống mà cả nhân viên lẫn các cấp quản lý cần học hỏi và hoàn thiện để đạt hiệu quả tương tác cao với các đối tác khác nhau, thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm – kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề mà mọi doanh nghiệp đều cần.
II. Kỹ năng làm chủ cảm xúc.
Kỹ căng kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tìm mọi cách kìm hãm, không chế thể hiện cảm xúc của bản thân. Mà bạn nên phải học cách làm chủ cảm xúc của bản thân để xử lý các vấn đề tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh thực tế.
Cảm xúc là yếu tố chi phối lí trí và đôi khi khiến nhân viên trở nên ủy mị, khó quyết đoán. Do đó, nhân viên nên tự rèn luyện hoặc tham gia khóa học làm chủ cảm xúc, tự tạo động lực cho bản thân phần nào sẽ giúp bạn chủ động và thành công hơn trong công việc, cuộc sống.
III. Suy nghĩ tích cực.
Đây là kỹ năng quan trọng và là tiền đề để giúp nhân viên hình thành những kỹ năng sống khác. Suy nghĩ tích cực giúp bạn kiểm soát suy nghĩ của bản thân tốt hơn trong những tình huống khó khăn. Nó giúp bạn tìm ra giải pháp nhanh chóng và hành động chính xác.
Ngược lại, tiếp nhận thông tin và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực sẽ khiến bạn bị rơi vào trạng thái bế tắc. Cách mà bạn suy nghĩ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của bản thân.
IV. Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng.
Trong công việc của một nhân viên thì sẽ không thể tránh khỏi những căng thẳng trong các mối quan hệ cũng như trong công việc. Vì thế, kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng là vô cùng cần thiết.
Thích nghi với sự căng thẳng có thể giúp bạn suy nghĩ tích cực, dần biến sự căng thẳng thành một động lực để cố gắng làm tốt hơn trong công việc của mình.
Lòng quyết tâm và khả năng học hỏi cũng rất quan trọng
V. Quyết tâm.
Một nhân viên luôn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình chứng tỏ bạn luôn tập trung phấn đấu cho sự nghiệp. Để đạt được thành thông thì chắc chắn bạn sẽ đối mặt với những khó khăn, gian khổ và thất bại.
Quyết tâm có nghĩa là bạn sẵn sàng tiếp tục đi về phía trước dù gặp trở ngại hay thất bại. Vậy thì làm thế nào để bạn nắm được kỹ năng này trong những tình huống ngặt nghèo nhất? Điều quan trọng ở đây là sự chấp nhận. Bạn phải có khả năng thừa nhận rằng muốn thành công thì chắc chắn sẽ có lúc thất bại. Đừng lo ngại trước những thất bại của bạn, mà hãy học hỏi, rút ra kinh nghiệm từ những thất bại đó và tiếp tục tiến bước.
VI. Khả năng học hỏi.
Những người thành công luôn tò mò và thích học hỏi những điều mới mẻ. Nó giúp cho bạn vượt ra khỏi đại đa phần những người khác, rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu và làm ra những chỉnh sửa đáng kể trong cuộc đời.
Học hỏi là hành trình cả đời, do đó hãy chịn những thứ mà mình chú ý nhất và theo đuổi, thành thạo nó tới cùng. Sự chăm chỉ. cần cù và tinh thần ham học hỏi là thứ đá tạo nên sự thành công của rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.
VII. Hòa hợp với các kiểu tính cách khác biệt.
Có thể hợp tác với các tính cách khác biệt trong thế giới ngày càng đa dạng là một điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp hoặc đội nhóm sẽ luôn thành công hơn nếu các thành viên trong đó có thể hợp tác ăn ý với nhau dù khác biệt về tính cách hoặc tuổi tác. Do đó, trong môi trường làm việc văn phòng, bạn nên cố gắng trở thành một người biết tôn trọng sự độc đáo và khác biệt ở tất cả mọi người.
Bước đầu để phát triển kỹ năng này là nhận thức rõ hơn về những thành kiến vô thức của bạn về những người khác biệt so với bạn.
VIII. Kỹ năng thấu hiểu và đồng cảm.
Thấu hiểu giúp nhân viên nắm bắt được tâm lý, mong muốn của các đồng nghiệp xung quanh bản thân, tạo nên mối quan hệ bền vững. Nó cũng giúp ta giải quyết xung đột một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc thấu hiểu cũng giúp cho bạn được đồng nghiệp, công ty coi trọng.
Sự đồng cảm chính là nhân tố làm nên sự gắn kết của một tập thể lớn mạnh. Nó là một “liều thuốc” hữu hiệu và góp phần tích cực cho cá nhân và đội ngũ nhân sự, khi mà chúng ta rơi vào khó khăn, sức cùng lực kiệt,…
IX. Thực hiện công việc có trách nhiệm.
Là một nhân viên trong doanh nghiệp, khi xảy ra sự cố có liên quan đến mình, đừng cố biện hộ, lảng giảm hay đổ cho người xung quanh, thay vào đó hãy nhận trách nhiệm. Khi mà bạn nhận trách nhiệm một cách thực sự, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều từ chính những sai lầm ấy.
Có nhiệm vụ với mọi thứ bạn làm và làm được những gì mình nói chủ đạo là một nền tảng để bạn tạo nên chữ “tín” cho riêng mình.
X. Kỹ năng làm việc nhóm.
Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết và rất quan trọng trong xã hội hiện đại cũng như rất cần thiết cho công việc của nhân viên trong mọi ngành nghề. Dù rằng bạn là một người giỏi giang, xuất sắc, có trình độ cao đi chăng nữa,… nhưng nếu làm việc và hoạt động độc lập cũng sẽ không bao giờ nhận được kết quả như bản thân mong muốn.
Khi làm việc nhóm, bạn hãy dành sự tôn trọng cho các thành viên, luôn tạo ra một không khí đoàn kết, hợp tác, tin tưởng lẫn nhau. Năng lực của cá nhân ảnh hưởng đến nhóm và ngược lại, nhóm cũng giúp cá nhân trở nên hoàn thiện hơn – đó luôn là cách mà xã hội hoạt đồng từ xưa đến nay.
Nguồn tham khảo: 10 kỹ năng sống giúp nhân viên văn phòng luôn thành công.